Sau
khi đã có một trang web tương đối hoàn chỉnh về nội dung, bạn cũng cần
thêm các ứng dụng khác để trang web của bạn trông đẹp, hấp dẫn và đa
năng hơn.
Đưa các công cụ Office:
Bạn có
thể dễ dàng trích lấy các file office từ bộ office liên kết với Gmail
của mình để đưa vào trong trang web. Muốn thế, bạn hãy mở trang web muốn
thêm các tài liệu office, sau đó nhấn nút Edit Page rồi vào Insert >
Document, lúc đó trong danh sách hiện ra sẽ có một loạt các tài liệu
Word bạn đã từng lưu trước đó trong Offlice của Gmail. Bạn chỉ việc bấm
chọn lên tài liệu mình muốn đưa vào trong web rồi nhấn Select là được.
Trong
Include title, bạn hãy điền tiêu đề cho văn bản Word vừa đưa vào. Sau đó
canh chỉnh độ dài, rộng của văn bản bằng cách thay đổi các con số kích
thước trong hai khung là Height và Width. Cuối cùng, bạn nhấn chuột lên
nút Save để Google tiến hành đưa file Word vào trong trang web.
Điểm
đặc biệt của cách đưa tài liệu theo kiểu này, là bạn có thể soạn trước
tài liệu đó ở nhà, sau đó chuyển vào trong trang web thông qua trung
gian công cụ office, do đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian làm việc
cho bạn.
Hơn
thế nữa, khi bạn thu nhỏ kích thước hiển thị của văn bản lại thì người
khác chỉ cần kéo thanh trượt bên phải của văn bản là xem hết đư9c nội
dung bên trong đó. Việc này giúp trang web của bạn chứa được nhiều nội
dung nhất nhưng lại tốn ít không gian để hiển thị nhất.
Ngoài ra, trong mục Align các liên kết L – C – R giúp bạn đưa khung văn bản đến những vị trí mà bạn muốn trong trang web.
Để đưa
một file Word vào trong Office của Google, bạn làm theo cách sau: trước
tiên, bạn mở Gmail của mình lên, nhấn nút Compose để soạn một lá thư.
Sau đó, bạn nhấn chuột lên liên kết Attach a file sau đó tìm đến file
Word của mình, nhấn Open để đưa nó vào trong Gmail. Trong dòng To, bạn
hãy điền địa chỉ email của mình, sau đó nhấn nút Send để gửi đi.
Bây giờ,
bạn mở lá thư vừa nhận được (gửi cho chính mình) lên, kéo chuột xuống
dưới và nhấn lên liên kết Open as a Google document bên cạnh tên file
Word đó. Khi ấy, cửa sổ Google Office sẽ mở ra trong trang mới, bạn nhấn
tiếp lên nút Save & Close là xong. File Word đó đã được đưa vào
Google document cho bạn và bạn chỉ việc thao tác như phần trên để chuyển
tiếp nó vào trong trang web của mình.
Để đưa
các file Power Point, Excel vào trong trang web, bạn cũng làm tương tự
như trên là xong. Để chọn đưa file Power Point, bạn vào Insert >
Presentation, còn đưa Excel thì bạn chọn Spreadsheet. Trong trường hợp
tài liệu của bạn không nằm trong Google document thì bạn điền link của
tài liệu ấy vào trong khung Or paste a web address here: là được.
Đưa bộ sưu tập ảnh, lịch làm việc:
Google
cho phép liên kết một loạt các ứng dụng khác nhau của Google vào trong
trang web của bạn, vì thế - bạn dễ dàng đưa bộ sưu tập hình ảnh của mình
từ trong Picasa vào trong trang web chỉ với vài thao tác đơn giản.
Trước tiên, bạn hãy đưa thật nhiều hình vào trong Picasa của bạn, sau đó
vào Insert > Picasa Web Slideshow và điền địa chỉ của album ảnh
trong Picasa vào trong đó. Bạn có thể đưa bộ sưu tập ảnh của mình hoặc
của người khác cũng không hề bị ảnh hưởng gì cả.
Trong
mục Slideshow options, bạn hãy chọn kích thước khung hình cho bộ ảnh
bằng cách chọn giá trị mình thích trong mục Select slideshow size, tiếp
đó – bạn có thể chọn thiết lập để ảnh tự động được mở khi trang web vừa
mở ra bằng cách đánh chọn Autoplay hoặc không chọn để chờ lệnh kích hoạt
mở ảnh của người ghé thăm web.
Trong
khung Include title, bạn hãy điền tên cho album ảnh vào trong đó rồi
nhấn Save để lưu lại các chọn lựa.Tương tự, bạn vào Insert > Calendar
để đưa lịch làm việc của mình (tích hợp trong Gmail) vào trong trang
web để có thể cùng với người thân ngồi lên lịch với nhau cho những thời
gian làm việc, vui chơi hàng tuần khi mọi người lúc đó không thể trực
tiếp ở bên cạnh nhau.
Viết những kiểu chữ đặc biệt:
Để viết
những kiểu chữ đặc biệt trong trang web của mình, bạn hãy mở phần Edit
Page của trang web ra, sau đó vào Format rồi chọn các mục Heading (H2),
Sub-heading (H3), Minor heading (H4) để tạo ra các chữ to đầu dòng, hoặc
Normal paragraph text để quay các chữ về một chuẩn chung nhất. Nếu muốn
gạch ngang chữ, bạn chọn Strikethrough, chọn Superscript tạo tạo chữ,số
nhỏ dạng trên mũ, hoặc chọn Subscript để tạo chữ,số nhỏ dạng cơ số. Nếu
văn bản đưa vào có nhiều font lẫn lộn, bạn quét chọn toàn bộ văn bản
rồi chọn tiếp Format > Clear Formatting là xong.
Thêm các thành phần liệt kê khác:
Để
thêm các khung bảng đơn giản (phi Excel) thì bạn chỉ việc vào Table >
Insert table rồi quét chọn số lượng khung bảng muốn tạo. Theo mặc định
thì trang web hỗ trợ bạn tạo ra 25 ô gồm 5 ô ngang và 5 ô dọc. Muốn đưa
thêm nhiều ô hơn, chẳng hạn đưa thêm các ô ngang ở bên trên thì bạn chọn
Insert row up, còn chọn Insert row down là để đưa thêm các ô ở phần bên
dưới.
Để
thêm các cột bên trái – bạn chọn Insert column on the left, hoặc thêm
cột bên phải thì bạn chọn Insert column on the right. Để xóa các cột,
hàng vừa đưa vào – bạn chọn tương ứng Delete row, Delete column hoặc để
xóa toàn bộ khung bảng thì bạn chọn Delete table.
Tinh chỉnh bố cục trang web:
Để
thêm một đường vằn ngang trang web để thể hiện sự chấm dứt nội dung cho
một đề tài nào đó – bạn chọn Insert > Horizontal Line. Để tạo ra
trang web có hai khung nội dung song song nhau, bạn vào Layout >
Two-column.
Để tạo đề mục theo logic, bạn hãy nhấn chuột lên nút

để tạo đề mục phân chia theo số hoặc

để tạo đề mục phân chia theo ký hiệu. Để dịch chuyển một đối tượng qua
phải, qua trái một khoảng nhất định – bạn quét chọn đối tượng đó rồi
nhấn nút

để dịch qua phải hoặc

để dịch qua trái.
Nếu muốn
can thiệp sâu hơn vào bố cục trang web, bạn hãy vào Site settings >
Change appearance > Change site layout. Tiếp đó mục Site width,
Header, Sidebar – bạn hãy chỉnh lại kích thước cho khung bề rộng trang
web, khung tiêu đề, khung thông tin bằng cách thay đổi các giá trị số
tương ứng. Các tùy chọn On the left hoặc On the right sẽ giúp bạn dịch
chuyển khung thông tin qua phải hoặc qua trái để tạo một trang web có bộ
cục hợp lý hơn.
Tác vụ can thiệp vào giao diện web:
Để thay
đổi màu sắc cho các thành phần trong trang web, bạn hãy vào thẻ Colors
and Fonts sau đó chọn từng mục trong khung ở bên trái (mục nào có chữ
Color ở trong tên gọi) sau đó chọn màu cho các phần đó bằng cách bấm
chọn lên khung màu ở bên tay phải.
Để thay
đổi hình nền cho trang web, bạn cũng nhấn chọn lên các mục có chữ Image
trong tên gọi, lúc đó ở bên tay phải sẽ xuất hiện các khung tùy chỉnh
thêm hình, bạn nhấn nút Browse sau đó tìm đến tấm hình của mình rồi nhấn
Open để đưa làm hình trong trang web. Tiếp đó, mục Repeat, Horizontal
Position, Vertical Position – bạn chọn vị trí đặt hình, việc lặp hình
(khi hình nhỏ),…Sau khi đã chọn xong, bạn nhấn nút Save Changes để lưu
lại các chọn lựa là xong.
Để thay
đổi dạng giao diện cho trang web, bạn hãy mở thẻ Themes sau đó bấm chọn
lên mục mình thích rồi nhấn nút Preview để xem thử kết quả, nếu đã ưng ý
– bạn nhấn Save Changes để lưu lại chọn lựa.
Bổ sung thêm các thành phần phụ cho người xem web:
Khi bạn
muốn người quen ghé thăm web rồi tải những file gì đó liên quan về, bạn
có thể đưa nó lên web theo hai cách. Cách thứ nhất là upload nó lên một
nơi nào đó rồi đưa link vào trang web, cách thứ hai – đơn giản hơn, ấy
là bạn đưa trực tiếp nó vào trong trang web bằng cách kéo chuột xuống
phía dưới trang web (đã mở tính năng Edit Page), bạn sẽ thấy có một
khung tên là Attachments (0), bạn hãy nhấn chuột lên biểu tượng dấu cộng

,
nhấn nút Browse rồi tìm đến file mình muốn đưa lên web – nhấn Open là
xong. Lúc đó, Google sẽ tự động đưa file ấy lên web cho bạn. Khi ai đó
cần tải về, họ chỉ cần nhấn chuột lên link của file ấy là được.

Nếu bạn
có một nhu cầu tạo ra một trang download hoặc muốn đưa nhiều file lên
web hơn, bạn có thể tạo ra một trang riêng chuyên chứa các file bằng
cách nhấn chuột lên nút Create new page rồi bạn đánh chọn mục File
Cabinet, sau đó đặt tên cho trang web chứa file bằng cách điền tên ấy
vào trong khung Name và nhấn Create Page để tạo trang chuyên download.
Bây giờ, để đưa đồng loạt file lên trang web, bạn chỉ việc nhấn chuột
lên nút Add file, nếu file nằm trong máy tính – bạn đánh chọn mục Your
computer rồi nhấn chuột lên nút Browse và tìm đến các file đó để đưa nó
lên web. Còn nếu file nằm trên các địa chỉ online khác thì bạn đánh chọn
mục The web (paste in URL) rồi điền link của file vào trong khung cho
sẵn. Cuối cùng nhấn Upload để đưa file vào trong trang web.

Để tạo
khung comment của bạn với nội dung bài viết trong web, bạn di chuyển đến
mục Comments (0) rồi cũng nhấn chuột lên biểu tượng dấu cộng

,
sau đó viết comment của bạn trong khung hiện ra và nhấn nút Add comment
để đưa nó lên web. Đây là một cách hay để bạn cập nhật những thông tin
ngắn ghi nhận tức thời trước khi chuyển nó thành một bài viết thật sự
trên web. Khi cần xóa comment nào, bạn nhấn chuột lên liên kết Remove
bên cạnh nó là xong.
Xóa trang web:
Khi bạn
không cần một trang web nào nữa, bạn chỉ việc mở nó lên, sau đó vào More
actions > Delete > Delete để xóa trang web ấy đi. Tương tự, bạn
có thể thực hiện nhiều tác vụ khác với một trang web, chẳng hạn ra lệnh
in nội dung trang web (lệnh Print), di chuyển trang web sang một đường
dẫn mới (lệnh Move hoặc Page settings), ra lệnh thông báo vào email cho
bạn mỗi khi có thay đổi – bổ sung mới trên trang web (lệnh Subscribe to
page changes, Subscribe to site changes) hoặc là lệnh hủy bỏ việc thông
báo ấy (lệnh Unsubscribe to page changes, Unsubscribe to site changes).
Cao Viết Cường